- Phân tích nhu cầu mua hàng và năng lực nhà cung cấp. Xem xét quỹ đạo tăng trưởng dự kiến của công ty để đưa ra kế hoạch mua hàng hiệu quả giúp hoạt động kinh doanh phát triển tốt hơn và góp phần tiết kiệm chi phí mua hàng. Đồng thời, sẽ phân tích thị trường nhà cung cấp để đánh giá xem có đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty hay không. Thực hiện so sánh giữa nhiều nhà cung cấp khác để lập ra danh sách các nhà cung cấp phù hợp nhất.
- Quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp. Dựa vào đó để chia sẻ kiến thức về sự thay đổi của thị trường, sản phẩm, công nghệ mới trong và ngoài nước hoặc các yếu tố khác giúp công ty giữ được vị thế dẫn đầu trước đối thủ cạnh tranh.
- Mua hàng và kiểm soát hàng tồn kho. Luôn luôn đảm bảo có đủ số lượng nguyên vật liệu cũng như các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất hàng hóa. Mặt khác, cũng cần hạn chế việc dự trữ quá nhiều vì sẽ khiến công ty bị ứ đọng vốn, chi phí lưu kho lớn gây tổn thất nghiêm trọng.
- Đảm bảo rằng hoạt động mua hàng đang được diễn ra theo đúng các chính sách mua hàng của công ty. Tính toán ngân sách để đảm bảo các mặt hàng được mua phù hợp với chính sách chung của công ty.