An toàn lao động ngành nghề trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại

Admin | 26/01/2024 15:04

Song song với phát triển công nghiệp, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định, quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. Bài viết này xin chia sẻ những rủi ro về an toàn hóa chất trong quá  sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại… cũng như các quy định an toàn hóa chất trong pháp luật của nhà nước ta.

1. Rủi ro mất an toàn hóa chất(sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại)

  • Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp hoặc dài lâu tới sức khỏe người lao động:Khi làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với hóa chất đều dẫn đến tình trạng nhiễm độc. Đặc biệt khi không có các trang thiết bị, đồ bảo hộ không đảm bảo được an toàn sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng. Bất kỳ những công việc nào liên quan đến hóa chất công nghiệp đều gây ra những ảnh hưởng và gây hại rất lớn đến người lao động.
    Các tổn thương có thể tức thời do hóa chất bắn vào mắt, vào da, dính trên quần áo hoặc ảnh hưởng dần dần do lượng hóa chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ra những bệnh mãn tính và thậm chí là ung thư. Tác hại do hóa chất gây ra gồm những triệu chứng như: nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, ăn mòn da, bỏng da,… hoặc gây nên những bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm da, tổn thương dây thần kinh, các bệnh về đường hô hấp, ung thư.
  • Nguy cơ tai nạn hóa chất:
    Cháy, nổ hóa chất là một trong những tai nạn lao động phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Cùng với xây dựng và khai khoáng, tai nạn hóa chất đóng góp 60% tổng số tai nạn lao động tại nước ta(theo thống kê của Bộ y tế). Thiệt hại về người và kinh tế là vô cùng lớn, bên cạnh đó là giá trị về thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
  • Ảnh hưởng tới môi trường:
    Cũng theo thống kê của Bộ y tế, nhiều loại hóa chất bị cấm sử dụng trên thế giới vẫn đang được sử dụng ở Việt Nam. Nhiều loại hóa chất độc hại, nguy hiểm đang được nhập lậu và bán tràn lan trên thị trường, đặt ra thách thức lớn trong việc kéo giảm bệnh nghề nghiệp và bảo vệ môi trường. Các hóa chất chưa hoặc không được xử lý đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng khi bị xả ra nguồn nước và đất.

2. Quy định pháp luật về an toàn hóa chất(sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại)

2.1. Quy định chung

Với hàng loạt các nguy cơ cao về mất an toàn lao động, những người sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại được xếp vào nhóm 3 theo Nghị định  44/2016/NĐ-CP:

  • Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp.
  • Người lao động phải được huấn luyện định kỳ và cấp thẻ an toàn theo đúng nhóm 3 và ngành nghề lao động của mình.
  • Được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên mặt nước tùy vào đạc trưng nghề nghiệp.

2.2. Tham khảo văn bản pháp luật

Pháp luật Việt Nam có nhiều văn bản luật về  An toàn hóa chất. Bài viết này xin trích dẫn 2 văn bản phổ biến nhất về nội dung an toàn hóa chất cho ngành nghề trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại.